Sự ra đời của ngành in ấn

In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản.

In chuyển nhiệt là bước đột phá công nghệ trong những năm gần đây, in chuyển nhiệt giúp tăng hiệu suất và giảm giá thành…Hiện nay với mỗi đơn vị in thì việc áp dụng cung nghệ in chuyển nhiệt là không thể thiếu.
Lịch sử in ấn bắt đầu xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Trung Quốc. Kĩ thuật in khối dùng gỗ sơ khai đã bắt đầu phổ biến ở thế kỉ thứ 6.

Sách cổ nhất được in còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in khối tinh vi có từ năm 868 SCN (kinh Kim Cương). Đến thế kỉ thứ 12 và 13, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách.

Sự phát triển của in ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris.

Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến thế kỷ 14, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh (ảnh bên) - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”.

Ông đã tìm ra được kỹ xảo in mới. Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng. Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đá. Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có thể di chuyển được.

Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét.

Và cho đến bây giờ, hầu hết những loại máy in hiện đại được sử dụng ngày nay đều bắt nguồn từ phát minh của Gutenberg. Nhờ công sáng chế ra loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ông tổ của nghề in”. Để tưởng nhớ ông, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz.

Hiểu được sự ra đời của ngành in ấn như thế nào ta mới biết được việc phát triển ngành in ấn là cả một quá trình, đã có những bước nhảy vọt lớn với việc ứng dụng trên nhiều vật liệu như in lên vải, lên gỗ, nhựa, sứ.

Trở lại